Bê tông nhẹ
Bê tông nhẹ là một loại kiểu trần bê tông, dùng để sử dụng làm trần nội và ngoại thất trong xây dựng. Tuy nhiên thì khác với kiểu trần đổ bê tông cốt thép truyền thống thì trọng lượng của loại bê tông này rất nhẹ.
Thành phần chính của bê tông nhẹ chính là Keramzit (là những viên đất sét nung đông nở), xi măng và cát. Keramzit (là một cốt liệu nhẹ) giúp giảm được khối lượng của bê tông lên đến 1200 – 1900 kg/m3.
Ưu điểm
+ Trọng điểm nhẹ: Bê tông nhẹ thường sẽ nhẹ hơn từ ½ đến ⅓ so với gạch đất nhung và chỉ bằng ¼ trọng lượng của gạch bê tông thông thường. Do kết cấu bọt khí chiếm đến khoảng 80% toàn bộ cấu tạo nên bê tông nhẹ. Do đó giúp tiết kiệm năng lượng làm khung, móng cọc cũng như quá trình vận chuyển, thi công trở nên dễ dàng hơn.
+ Cách âm tốt: Cũng chính nhờ những bọt khí này đã tạo nên bề mặt lồi lõm nên tăng khả năng hấp thụ âm thanh.
+ Cách nhiệt và tiết kiệm năng lượng: Bê tông nhẹ có hệ số dẫn nhiệt rất thấp, vì vậy giúp cho công trình “đông ấm, hạ mát”. Do đó, mức điện dùng cho điều hòa nhiệt độ được tiết kiệm khoản 40%, tạo nên giá trị lâu dài cho người sử dụng.
+ Độ chính xác cao: Bê tông nhẹ có kích thước xây dựng khá lớn và được sản xuất theo đúng kích thước quy chuẩn. Do đó giúp cho việc xây tường có độ chính xác cao, giảm lượng vữa thất thoát.
+ Độ bền vững cao: Bê tông nhẹ là loại vật liệu xây dựng có tính đồng nhất, do đó bê tông nhẹ có độ bền vững theo thời gian. Cường độ chịu lực cao nhất trong các vật liệu xây dựng dạng xốp và ổn định hơn các loại bê tông thông thường khác.
+ Thân thiện với môi trường: Đây là sản phẩm thân thiện với môi trường, từ nguyên liệu cho đến quy trình sản xuất. Bê tông nhẹ góp phần giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, là một vật liệu xây dựng lý tưởng để thay thế các loại gạch đất nung khác.
Nhược điểm
- Khả năng chống thấm của bê tông nhẹ hạn chế, do đó không thường sử dụng trong các công trình có sự tiếp xúc với nước.
- Kích thước của bê tông nhẹ khá lớn, dẫn đến tình trạng khi xây dựng không thể dùng chẵn viên. Thợ thi công phải thêm công đoạn cưa gạch để cắt đúng theo ý muốn của mình.
Ứng dụng
Bê tông nhẹ được sử dụng cho rất nhiều công trình xây dựng. Từ nhà ở, tòa nhà cao ốc cho đến công trình công nghiệp,… Nó được sử dụng dần dần thay thế gạch khối nặng, giúp công trình giảm trọng lượng và rút ngắn thời gian thi công.
Bê tông nhẹ
Bê tông sinh học
Bê tông sinh học, cũng giống như các loại bê tông thông thường khác. Tuy nhiên khi trộn các thành phần thì nó được bổ sung thêm thành phần phụ. Thành phần này sẽ không bị thay đổi trong quá trình trộn mà nó chỉ hòa tan và trở nên hiệu quả khi bê tông xuất hiện những vết nứt hoặc bị thấm nước mưa.
Ưu điểm
+ Tự vá lành các vết nứt nhỏ. Giúp cho cấu kiện của công trình bền vững.
+ Tăng cường độ cho bê tông.
+ Hạn chế tối đa quá trình Oxy hóa cốt thép trong bê tông.
+ Tăng tính chống thấm.
+ Giảm ăn mòn cốt thép.
Nhược điểm
- Giá thành cao: Hiện tại thì giá của bê tông sinh học cao gấp 2 lần bê tông thông thường.
- Sự phát triển của vi khuẩn không tốt trong một số môi trường nhất định. Làm ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông sinh học.
- Chưa có tỷ lệ pha trộn vi khuẩn trong bê tông sinh học rõ ràng.
- Chi phí nghiên cứu tốn kém.
Bê tông sinh học
Bê tông Polyme
Bê tông Polyme còn được gọi là bê tông xanh. Đây là một vật liệu tổng hợp, bao gồm các cốt liệu thông thường như cát, đá sỏi và chất kết dính. Chất kết dính thường dùng là Polyme hữu cơ tổng hợp thay vì sử dụng xi măng thông thường.
Nó được điều chế bằng cách sử dụng máy trộn để trộn các loại nhựa cao phân tử với hỗn hợp cốt liệu. Nhựa cao cấp thường sử dụng là Methacrylate, nhựa Epoxy, nhựa Furan, nhựa Polyester, nhựa Vinylester,...Việc sử dụng nhựa cao cấp còn phụ thuộc vào ứng dụng và các yếu tố khác, chi phí của chủ thầu.
Ưu điểm
+ Khả năng chống axit, muối và đông lạnh cao hơn các loại bê tông khác.
+ Có tính ổn định hóa học cao trong môi trường ăn mòn. Do đó có khả năng kháng mòn tốt.
+ Độ dẫn điện thấp.
+ Khả năng chống thấm nước cao hơn.
+ Cường độ nén và chịu va đập cao.
+ Chịu được độ rung động ở tần số cao.
+ Hạn chế lượng khí thải CO2, đồng thời có thể tạo ra cơ sở hạ tầng có khả năng sử dụng qua hàng trăm năm. Đây là bước đột phá giúp bảo vệ môi trường.
Nhược điểm
- Đòi hỏi cơ sở vật chất phức tạp.
- Giá thành sản phẩm cao, không thích hợp với các nước nghèo, chưa đủ khả năng kinh tế.
Ứng dụng
Dùng để sử dụng trong các công trình xây dựng mang tính đặc thù như:
+ Xây dựng nhà máy điện hạt nhân
+ Xây dựng các công trình biển
+ Bể chứa công nghiệp
+ Ngăn chứa hóa chất
+ Hệ thống thoát nước
Được ứng dụng trong các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và sửa chữa giao thông đường bộ, cầu cống rất hiệu quả. Ngoài ra nó còn dùng để khắc phục sửa chữa các vấn đề thường gặp với bê tông cốt thép.
Bê tông thủy công
Bê tông thủy công thực ra là hỗn hợp bê tông đã được đông cứng. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì hiện nay có thể phân loại bê tông thủy công theo các quy định sau:
+ Theo vị trí của bê tông thủy công so với mực nước, bao gồm: Bê tông thường xuyên nằm trong nước, bê tông ở vùng mực nước thay đổi, bê tông ở trên khô. Bê tông của kết cấu công trình thủy lợi ở dưới mặt đất được xem là loại bê tông thường nằm dưới nước. Bê tông nằm trong đất có mực nước ngầm thay đổi. Và bê tông định kỳ có mức nước tràn qua được gọi là bê tông nằm trong mực nước thay đổi.
+ Theo hình khối của kết cấu bê tông thủy công: Bê tông khối lớn (kích thước cạnh nhỏ nhất không dưới 2,5m và chiều dày phải lớn hơn 0,8m) và bê tông khối không lớn.
+ Theo vị trí của bê tông thủy công trong kết cấu đối với công trình khối lớn, gồm: Bê tông mặt ngoài và bê tông bên trong.
+ Theo tình trạng chịu áp lực nước của bê tông thủy công: Bê tông chịu áp lực nước và bê tông không chịu áp lực nước.
Tùy vào mỗi loại bê tông thủy lực mà nó có các đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên khi thi công bê tông thủy lực thì đều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:
+ Tiêu chuẩn về cường độ
+ Tiêu chuẩn bền độ bền bê tông khi tiếp xúc với môi trường nước.
+ Tiêu chuẩn về chống ẩm, chống thấm nước.